yahoo Chat   Skype Chat

Tìm hiểu về niềng răng chỉnh nha – nha khoa Đại Việt

Niềng răng giúp khắc phục các vấn đề như răng không đều hoặc răng chật hàm, hàm trên hô hoặc hàm dưới đưa ra, vị trí xương hàm và khớp xương hàm bị lệch.

 

          Bọc răng sứ thẩm mỹ là một phương pháp hiệu quả làm đẹp răng

Chỉnh nha là gì ? tại sao chúng ta phải đeo mắc cài ?

Chỉnh nha là một điều trị đặc biệt trong nha khoa, liên quan đến việc làm đều đặn, hàm răng có trật tự và chỉnh hàm giúp nụ cười đẹp hơn và sức khỏe răng miệng tốt hơn. Trong chỉnh nha, nha sĩ thường chỉ định gắn mắc cài để cải thiện “răng và khuôn mặt”. Nhờ vào điều trị chỉnh nha mà những vấn đề: răng mọc lệch, mọc chen chút hoặc sai khớp cắn của hàm trên và hàm dưới, lệch hàm… được điều chỉnh lại.

Khi nào nên mang niềng răng?

Bệnh nhân nào mắc phải các vấn đề về răng mặt có thể được chỉnh hình hầu như là vào bất cứ lứa tuổi nào. Tốt nhất nên mang niềng răng từ tuổi 10 đến 14, vì lúc này răng miệng còn đang phát triển, như vậy thì dễ làm thẳng hàng răng hơn. Tuy nhiên, , các bậc cha mẹ nên nói chuyện với con về vấn đề này trước khi cho cháu mang niềng răng. Hơn nữa, không chỉ có trẻ em mới mang niềng răng được. Càng ngày càng có nhiều người lớn mang niềng răng để chỉnh những khuyết điểm nhỏ và để làm cho nụ cười đẹp hơn.

Tôi phải mang loại niềng răng nào?

Nha sĩ sẽ chỉ định loại mắc cài nào thì thích hợp nhất đối với trường hợp cụ thể của bạn. Nhìn chung, mắc cài thường có ba loại: loại phổ biến nhất là loại được làm bằng kim loại chúng được dán dính với răng bằng keo và khó nhìn thấy được. Loại “khâu“ đã lỗi thời vì chúng bao phủ hầu như toàn bộ răng của bạn bằng một miếng băng kim loại, dùng dây kim loại dể di chuyển tất cả răng đến vị trí mong muốn.

Tôi phải mang niềng răng trong bao lâu?

Tùy theo kế hoạch điều trị của bạn. Nếu vấn đề về các kẽ răng hoặc khớp cắn càng phức tạp, và tuổi càng cao, thì thường thời gian điều trị sẽ lâu hơn. Phần lớn các bệnh nhân mang niềng răng trong thời gian từ 18 đến 30 tháng, sau đó thì mang một cái hàm giữ răng trong vòng ít nhất là vài tháng đến cao nhất là hai năm nhằm cho các chân răng kết cứng theo vị trí thích hợp. Một số bệnh nhân có thể phải mang hàm giữ răng vĩnh viễn.

Việc điều trị có gây khó chịu không?

Mỗi lần bạn đến khám, nha sĩ sẽ siết chặt các sợi dây thép đan xen vào nhau, tạo áp lực nhẹ và giúp cho các móc niềng nhỏ (tức là các nẹp) từ từ đẩy được răng và hàm đến vị trí mong muốn. Sau mỗi lần đến khám, bạn có thể cảm thấy hơi đau ở răng và hàm, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn mà thôi. Cũng nên nhớ rằng có thể cần phải nhổ một số răng để chừa chỗ cho các răng được niềng dịch chuyển và để giúp cho hàm được sắp đúng vị trí.

Tôi có cần phải tránh ăn bất cứ loại thức ăn gì không hoặc có cần phải từ bỏ thói quen nào không?

Cần tránh ăn đồ ngọt,  và uống soda. Các loại thức ăn có đường và giàu tinh bột sinh ra axít và bợn răng, do đó có thể gây sâu răng và làm phát triển các bệnh về lợi. Ðối với các loại thức ăn cứng và bổ dưỡng như cà rốt hoặc táo thì nên cắt ra từng miếng nhỏ trước khi ăn. Các đồ ngọt dính như kẹo caramen có thể làm hư dây thép và nẹp bị tróc ra. Tránh ăn những loại thức ăn dặm giòn và cứng như bắp rang, đậu phộng và kẹo cứng, vì chúng có thể làm đứt niềng răng. Cũng không nên làm những điều sau: nhai đá, mút ngón tay, thở bằng miệng quá nhiều, cắn môi và lấy lưỡi đẩy răng.

Tôi cần làm gì để chăm sóc răng tại nhà khi mang niềng răng?

Khi mang niềng răng, việc giữ vệ sinh răng miệng là quan trọng hơn bao giờ hết. Niềng răng có các khoảng trống nhỏ là nơi đóng các mảng thức ăn và bợn răng. Sau mỗi bữa ăn, hãy đánh răng kỹ bằng kem đánh răng có chứa chất florua và bàn chải lông mịn. Súc miệng kỹ và soi răng trong gương để chắc là răng sạch. Nên dành đủ thời gian để xỉa giữa niềng răng và dây thép bằng cách dùng sợi và dây xỏ. Cứ mỗi sáu tháng hãy đến  nha sĩ để được làm sạch răng để giúp cho lợi và răng được khỏe mạnh. Trong khi mang niềng răng, nếu không làm sạch răng thường xuyên thì men răng có thể bị ố xung quanh các móc niềng nhỏ hoặc nẹp.

Ai sẽ thực hiện việc chỉnh hình răng mặt cho tôi?

Bác sĩ nha khoa có trách nhiệm phối hợp việc chữa răng cho bạn, bao gồm bất cứ kế hoạch chỉnh hình răng mặt nào, chẳng hạn như chẩn đoán, xét nghiệm và một số tiến trình chỉnh hình răng mặt khác. Tuy nhiên, nha sĩ của bạn cũng có thể giới thiệu bạn đến một “chuyên gia chỉnh hình răng mặt” là người được đào tạo về sự phát triển, cách đề phòng, và sửa lại các vấn đề về răng, hàm và vấn đề khớp cắn cũng như các vấn đề bất thường liên quan tới mặt.

Tham khảo bài viết về implant nha khoa

 

CÁC BÀI VIẾT KHÁC